02466-553-686 / Hotline: 0345-033-686 phuongdvatravel@gmail.com

Đa dạng sinh thái Vườn Quốc gia Ba Bể

Vườn Quốc gia Ba Bể nằm ở phía Tây bắc huyện Ba Bể, cách thành phố Bắc Kạn 68 km theo hướng Tây Bắc, cách Thủ Đô Hà Nội 250 km về phía Bắc, Vườn Quốc gia Ba Bể có diện tích 10.048 ha, nằm trong vùng núi đá vôi Caxtơ cổ, có cấu tạo địa chất đặc biệt, nhiều núi cao, hang động, sông hồ, suối ngầm, tạo nên cảnh quan đặc biệt hấp dẫn. Hồ Ba Bể là một trong số 20 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, năm 2004 Vườn Quốc gia Ba Bể được công nhận là vườn di sản ASEAN, năm 2011 được công nhận là khu Ramsar thứ 1938 của thế giới và là khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam

Khái quát vườn Quốc gia Ba Bể.

Thành lập ngày 10/11/1992 theo quyết định của Chính phủ có diện tích 10.048 ha, nằm ở độ cao 150m so với mực nước biển. Với những giá trị về đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, cảnh quan độc đáo, ngày 18/12/2003 VQG Ba Bể được các Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) công nhận là vườn di sản ĐNA. Ngày 2/2/2011 VQG Ba Bể lại được Ban thư ký Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế của Thế giới (gọi là Công ước Ramsar) công nhận là khu ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế.

Đa dạng sinh học vườn Quốc gia Ba Bể

Thực vật: Kết quả bước đầu của các cuộc khảo sát hệ thực vật VQG Ba Bể đã thống kê được 1268 loài thực vật, thuộc 672 chi, 162 họ. Trong đó có 38 loài có trong sách đỏ Việt Nam, 22 loài có trong sách đỏ Thế giới, 51 loài là đặc hữu của Việt Nam.

Các loài gỗ quý: Chò chỉ, Chò đãi, Chai lý, Kẹn, Lát hoa, Thiết đinh… Các thảo dược quý: Bẩy lá một hoa, Hoàng đằng, Hoàng thảo đốm, Xa nhân, Kim tuyến, Ba kích, Bình Vôi, Lá khôi, Lan hành, Mã tiền rừng… Các loài thực vật quý hiếm: Cậm cang, Các loại lan hài, Tô mộc, Cám, Sơn tuế, Rau sắng… Đặc biệt khu Ba Bể có cây Trúc dây mà các vùng khác không có.

Động vật: Các đợt khảo sát đã thống kê được 470 loài động vật có xương sống, trong đó 51 loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam, 26 loài có trong SĐTG.

Lớp thú: ở VQG Ba Bể có 81 loài, thuộc 26 họ, 8 bộ, trong đó có 22 loài có nguy cơ tuyệt chủng: Cu li nhỏ, Cu li lớn, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, Khỉ vàng, Voọc đen má trắng, Gấu ngựa, Cầy vằn Bắc, Beo lửa, Báo gấm, Sơn dương, Tê tê vàng, Dơi chó cánh ngắn, Dơi đốm hoa, Sóc bay lông tai, Rái cá thường.

Voọc mũi hếch là loài đặc hữu của Việt Nam và là một trong 25 loài linh trưởng trên Thế giới có nguy cơ tuyệt chủng ở cấp độ cao nhất; cực kỳ nguy cấp. Hiện ở Việt Nam chỉ còn 200 con, chỉ gặp ở Na Hang – Tuyên Quang (giáp VQG Ba Bể) và khu BTTN Du Già (Hà Giang).

 

 

BÀI VIẾT MỚI

Đôi dòng về Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ
26/04/2021
Có một Sin Suối Hồ như thế!
13/04/2021
Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”
18/04/2021
Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn
25/03/2021
Độc đáo chợ phiên Mường Hum
26/04/2021
Lịch sử người Hà Nhì
26/04/2021
Di tích lịch sử nhà tù Sơn La
25/03/2021
Tên gọi Điện Biên và tỉnh Lai Châu cũ.
13/04/2021
Sự tích Hồ Ba Bể
25/03/2021

TOUR NỔI BẬT

HÀ NỘI – MÙ CANG CHẢI – TRẠM TẤU

HÀ NỘI – NGHĨA LỘ – TRẠM TẤU – SUỐI GIÀNG

HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ ĐÔNG BẮC 6 NGÀY 5 ĐÊM

HÀ NỘI – ĐÔNG TÂY BẮC – NINH BÌNH – BẮC NINH 21N20Đ

TOUR MỘC CHÂU MÙA HOA MẬN

HẠ NỘI – TÀ XÙA – MỘC CHÂU – MÙA MÂY MÙA HOA

HÀ NỘI – BÌNH LIÊU – SỐNG LƯNG KHỦNG LONG

0345033686
icons8-exercise-96 chat-active-icon